Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp Quốc gia phía Nam: Thổi hồn vào ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên

z4131736627639_a0165bd0679f7b90f43ea3c4a38f8884

Thực hiện chủ trương của nhà nước về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, Hội đồng Tư vấn Hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam, trực thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với các trường học và các đơn vị tổ chức nhiều hoạt động xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. 

Hội đồng Tư vấn Hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam, trực thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện Thổi hồn vào ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên

Những thành viên của Hội đồng đã thổi hồn vào các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên thanh niên, họ sẵn sàng chia sẻ nhiều giá trị chung tay cùng các trường, các đơn vị chăm lo cho khởi nghiệp và mong muốn góp phần nâng tầm cho doanh nhân đất Việt.

Năm 2022, thành viên Hội đồng đã tham gia 1.266 buổi hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp, tương đương 7544 giờ công. So với chỉ tiêu năm 2022, kết quả đạt được đều tăng ở các hoạt động cốt lõi và đặc biệt tăng cao so với các năm trước. Tổng số giờ hoạt động năm 2022 nhiều hơn 2,140 giờ (so với 2021) và hơn 3,202 giờ (so với 2020).

Năm 2022, các thành viên Hội đồng đã giảng dạy 28 lớp đào tạo giảng dạy khởi nghiệp – đổi mới sáng tạo dành cho sinh viên và các khóa đào tạo kỹ năng cố vấn dự án dành cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng.

Trong đó, có 15 chương trình giao lưu với doanh nhân, 05 cuộc thi về khởi nghiệp và làm giám khảo tại 19 cuộc thi khởi nghiệp khác. Năm 2022, Hội đồng đã phối hợp với: Huyện Đoàn Châu Thành Long An, Hội Phụ nữ Củ Chi, Hội Phụ nữ Hậu Giang, Hội Phụ nữ TPHCM. Tổ chức các lớp học và cuộc thi cho thanh niên.

Những nỗ lực, cố gắng của các thành viên hội đồng đã được khích lệ khi các đơn vị phối hợp đạt nhiều kết quả tại các cuộc thi khởi nghiệp cấp khu vực và cấp Quốc gia.

Dự án “Thiết bị hỗ trợ xe lăn Automove” của trường Đại học Lạc Hồng – đoạt Giải nhì – Học sinh – Sinh viên StartUp lần IV (2022), do Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức

Trường Đại học Lạc Hồng trình làng dự án “Thiết bị hỗ trợ xe lăn Automove” đầy ấn tượng. Dự án đã đạt Giải nhì – Học sinh – Sinh viên StartUp lần IV (2022), do Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức.

Trường Cao đẳng Công thương TPHCM có 4 dự án được vào Chung kết StartUp Kite (2022), do Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động Thương binh xã hội tổ chức. Trong đó, dự án “Máy đo huyết áp thông minh – GAC” đoạt Giải nhất cuộc thi. Bên cạnh còn có các dự án như “Robot Keva”, “Tủ sấy Cooldry” và “Thiết bị xử lý rác hữu cơ” đoạt giải Khuyến khích.

Trường Đại học Thủ Dầu Một, dự án “FAC – Chương trình Giáo dục tài chính cho trẻ”. Đoạt giải dự án độc giả bình chọn nhiều nhất tại vòng chung kết Sinh viên StartUp lần IV (2022). Dự án “Brocvia” – đoạt giải Á quân Design Thinking Camp 2022, do Làng Tư duy thiết kế đổi mới sáng tạo và trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức.

  • Dự án “Cá Cơm Xanh” của trường Đại học Kiên Giang – đoạt Giải Nhất cuộc thi Ý tưởng học sinh, sinh viên khởi nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (lần 1 năm 2022). 
  • Dự án “Gỗ biến tính cho kiến thức cảnh quan” của Trường Đại học Lâm nghiệp – đoạt Giải Ba cuộc thi Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, do Sở Khoa học Đồng Nai tổ chức. 
  • Dự án “Phát triển hệ sinh thái nông sản sạch” của Trường Cao đẳng Công thương miền Trung – đoạt Giải Khuyến khích cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp HSSV Giáo dục nghề nghiệp StartUp Kite 2022. 

Không chỉ đoạt giải, rất nhiều dự án của sinh viên còn nhận được tài trợ kinh phí và thành lập doanh nghiệp. Cụ thể như:

  • Dự án “Ứng dụng chế phẩm sinh học Sofa trong hệ thống nông nghiệp tuần hoàn” của sinh viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã được thành lập doanh nghiệp.
  • Dự án “Máy đo huyết áp thông minh – GAC” của Trường Cao đẳng Công thương đã được Shake Liên đầu tư 500 triệu đồng, để được đưa sản phẩm ra thị trường. 
  • Dự án “Nghiên cứu sản xuất, phát triển thị trường sản phẩm khử mùi tanh hải sản từ tinh dầu thiên nhiên” của nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Công thương TPHCM đã ký Biên bản hợp tác với doanh nghiệp. 
  • Dự án “Hệ thống giáo dục ảo Metaverse” của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, được 2 công ty Tesse và Công ty Wicamp hỗ trợ gọi vốn đầu tư. Nhóm đã nhận được $200.000 tài trợ cùng văn phòng, thiết bị, nhân lực để phát triển dự án. Đây là bước đệm giúp dự án tiếp tục tham gia cuộc thi “Cup khởi nghiệp Toàn cầu” và còn các dự án khác của sinh viên SYFI có tiềm năng thương mại hóa. 

Và rất nhiều dự án của nhiều sinh viên cũng đã tham dự đoạt giải cao tại Cuộc thi “Innovation Nam Á Bank” do Ngân hàng Nam Á tổ chức năm 2022. Đây là cuộc thi lần đầu được hội đồng phối hợp với doanh nghiệp tổ chức nhằm hỗ trợ sinh viên có môi trường thuận lợi để triển khai ý tưởng khởi nghiệp vào thực tế.

Ngoài các hoạt động giáo dục – đào tạo, giao lưu doanh nhân, cuộc thi khởi nghiệp,… Năm 2022, thành viên Hội đồng đã dành 248 giờ làm mentoring hỗ trợ sinh viên phát triển bản thân với hình thức 1:1. Từ năm 2019 đến nay, đã có hơn 100 sinh viên các trường được hưởng lợi từ chương trình này.

Các thành viên Hội đồng đã được khích lệ khi các đơn vị phối hợp đạt nhiều kết quả tại các cuộc thi khởi nghiệp cấp khu vực và cấp Quốc gia

Bên cạnh đó, Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp Quốc gia phía Nam cũng đã phát hành cuốn “Sách sống Doanh nhân: Chuyện đời – chuyện nghề”, với chia sẻ của 9 doanh nhân trẻ, sẻ chia những công thức kinh doanh khởi nghiệp thành công, phòng ngừa rủi ro đã được các doanh nhân đúc kết.

Phó chủ tịch Đối ngoại của hội đồng Lê Thị Thanh Lâm đã cho ra mắt cuốn sách “Người Cố Vấn” nhằm hỗ trợ kỹ năng cố vấn, kỹ năng mentoring cho những người yêu thích công việc này để không ngừng nâng cao chuyên môn.

Phó chủ tịch Đối ngoại của hội đồng Lê Thị Thanh Lâm ra mắt cuốn sách “Người Cố Vấn”

Trong năm 2022, các thành viên hội đồng đã tham gia nhiều khóa cập nhật và nâng cao kiến thức về khởi nghiệp như “Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp” – do Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức và khóa đào tạo “Chuyên gia cố vấn khởi nghiệp” – do Bộ Kế hoạch Đầu tư & tổ chức JICA Nhật Bản.

Nhiều thành viên đã hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ & Thạc sĩ về Khởi nghiệp kinh doanh, thông qua các hoạt động trên Hội đồng mong muốn các bạn thanh niên – sinh viên phát triển bản lĩnh và tài năng, ươm mầm những hạt giống tốt để khi các điều kiện được hội tụ “hạt giống” sẽ nảy mầm và các em sẽ trở thành những doanh nhân tài cao, đức rộng kế tục sứ mệnh: “Ươm mầm Khát vọng Doanh nhân” nhằm lan tỏa giá trị.

Chương trình khởi nghiệp của hội đồng được xem như là chất xúc tác để các bạn trẻ tự tay thiết kế nên cuộc đời của chính mình

Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các trường, các đơn vị, sở ban ngành địa phương hát lên bản đồng ca “Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp giúp cho nhiều bạn trẻ thực hiện được ước mơ doanh chủ.

*Khoinghiepphianam