Cuộc so tài của 6 đội thi tại vòng Chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2017

1

Chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2017 diễn ra chiều ngày 26/12 tại Hội trường lớn – Học viện Ngân hàng, số 12 phố Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội với sự tranh tài quyết liệt của 6 dự án xuất sắc nhất.


Chương trình Chung kết hôm nay sẽ tìm ra ai sẽ là chủ nhân của những chiếc Cup Khởi nghiệp hạng Nhất, Nhì, Ba. Lễ trao giải cho các dự án tại Chương trình FESTIVAL 2018 được tổ chức vào 12/1/2018.

Bên cạnh đó, để giúp các dự án tham dự Cuộc thi Khởi nghiệp 2018 sớm triển khai thực tế, Ban tổ chức đã tạo điều kiện cho Top 6 dự án đạt giải có cơ hội chào đầu tư cho dự án của mình cũng tại FESTIVAL 2018 cùng với các dự án khác đã triển khai thực tiễn.

Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức dưới sự bảo trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam từ năm 2003. Chương trình đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ban, ngành cùng các địa phương trên toàn quốc.Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức dưới sự bảo trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam từ năm 2003. Chương trình đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ban, ngành cùng các địa phương trên toàn quốc.

Năm 2017 tiếp tục được gọi là Năm Quốc gia Khởi nghiệp với nhiều chính sách mới về khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được ban hành. Trong thời gian qua, các hoạt động trong chuỗi chương trình tổng thể về hỗ trợ Khởi nghiệp tiếp tục thay đổi để phù hợp với nhu cầu của cộng đồng khởi nghiệp.

Cuộc thi Khởi nghiệp 2017 đã có sự thay đổi căn bản trong việc tiếp nhận bài tham dự cuộc thi. Thay vì tiếp nhận bài dự thi trực tiếp, Ban tổ chức đã mời khoảng 15 đơn vị thuộc mạng lưới khởi nghiệp tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp cấp cụm trường, khu vực, từ đó chọn ra các dự án xuất sắc để tham gia cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia.

Năm 2017, 159 dự án được sàng lọc từ hơn 500 dự án cũng như ý tưởng kinh doanh của 1.200 thí sinh tham dự ở cấp trường, khu vực đã được đề của để tham gia cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia.Qua 4 lượt chấm chéo chia làm 2 vòng, Ban Tổ chức đã chọn ra được 6 dự án/159 dự án có số điểm cao nhất để lọt vào vòng Chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2017.


Được sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2017 từ 14h00 – 17h00 ngày 26 tháng 12 năm 2017 tại Hội trường lớn – Học viện Ngân hàng, số 12 phố Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội.
Tại Chung kết cuộc thi lần này, những dự án được chọn tiếp tục được huấn luyện để tranh tài, lựa chọn ra các giải Nhất, Nhì, Ba.

Tham dự Chung kết, về phía đơn chỉ đạo, đơn vị tổ chức có: Ông Nguyễn Quang Vinh –Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Nhà báo Nguyễn Tiến Dũng – Phó Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Tổng Thư ký Chương trình Khởi nghiệp; Nhà báo Nguyễn Linh Anh – Phó Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp; PGS.TS Lê Văn Luyện – Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng.Tham dự Chung kết, về phía đơn chỉ đạo, đơn vị tổ chức có: Ông Nguyễn Quang Vinh –Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Nhà báo Nguyễn Tiến Dũng – Phó Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Tổng Thư ký Chương trình Khởi nghiệp; Nhà báo Nguyễn Linh Anh – Phó Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp; PGS.TS Lê Văn Luyện – Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng.
Về phía các vị khách mời có: Ông Bùi Mạnh Ly – Chủ tịch HĐQT công ty Nông nghiệp Việt Thương; Ông Hoàng Xuân Giao – Bí thư tỉnh đoàn Hòa Bình; Ông Vũ Mạnh Hà – Bí thư tỉnh đoàn Hà Giang; TS Đỗ Vũ Phương Anh – Phó Tổng Giám đốc tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI.

Về phía Hội đồng Thẩm định dự án có: PGS. TS Lê Văn Luyện – Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng; Thầy Nguyễn Văn Mỹ – Giảng viên Chương trình CEFE Việt Nam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp; TS. Võ Văn Quang – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á; TS. Ngô Thu Hà – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần SHB; Ông Trần Đình Cường – Tổng Giám đốc Công ty Ernst & Young Việt Nam; Bà Võ Thị Phương Lan – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vận tải ASL, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam; Ông Nguyễn Tự Hồng Quân – Giám đốc Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp; Ông Đàm Quang Thắng – Giám đốc Công ty TNHH Agricare Vietnam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp; cùng lãnh đạo các đơn vị, tổ chức, các chuyên gia, đại diện các trường Đại học, Cao đẳng, Quý doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ khởi nghiệp.

Phát biểu khai mạc Chung kết cuộc thi, ông Nguyễn Quang Vinh – Tổng Thư ký Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, “tôi tin chắc rằng một số bạn thanh niên – sinh viên đang rất hồi hộp chờ đợi đến ngày hôm nay – ngày mà các doanh nhân tương lai có cơ hội giới thiệu về dự án khởi nghiệp của mình sau khi họ đã vượt qua hơn 160 đối thủ cạnh tranh khác”.Cuộc thi Khởi nghiệp là nội dung quan trọng chất trong chuỗi hoạt động của Chương trình Khởi nghiệp do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức thường niên. Đây là một trong những hoạt động được đông đảo thanh niên – sinh viên háo hức đón nhận và tham gia nhiệt tình. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam –VCCI với vai trò đại diện cho Cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đã chỉ đạo triển khai Chương trình khởi nghiệp nhằm hỗ trợ lập nghiệp bằng con đường kinh doanh từ năm 2003. 15 năm trước, VCCI đã tổ chức những Festival khởi nghiệp đầu tiên và VCCI còn có những bộ giáo trình đầu tiên đạt chuẩn quốc tế trên cơ sở phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế ILO về khởi sự và phát triển doanh nghiệp. Điều này khẳng định rằng VCCI chính là một trong những nôi của ý tưởng khởi nghiệp.Cuộc thi Khởi nghiệp là nội dung quan trọng chất trong chuỗi hoạt động của Chương trình Khởi nghiệp do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức thường niên. Đây là một trong những hoạt động được đông đảo thanh niên – sinh viên háo hức đón nhận và tham gia nhiệt tình. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam –VCCI với vai trò đại diện cho Cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đã chỉ đạo triển khai Chương trình khởi nghiệp nhằm hỗ trợ lập nghiệp bằng con đường kinh doanh từ năm 2003. 15 năm trước, VCCI đã tổ chức những Festival khởi nghiệp đầu tiên và VCCI còn có những bộ giáo trình đầu tiên đạt chuẩn quốc tế trên cơ sở phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế ILO về khởi sự và phát triển doanh nghiệp. Điều này khẳng định rằng VCCI chính là một trong những nôi của ý tưởng khởi nghiệp.

Ông Nguyễn Quang Vinh – Tổng Thư ký Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Ông Vinh cho biết, năm 2017, vấn đề Khởi nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh tiếp tục được đề cập nhiều trong nhiều cuộc nghị sự của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, thu hút sự quan tâm, vào cuộc của nhiều cơ quan, bộ, ban, ngành. Đáng chú ý, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội ban hành ngày 12/06/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Gần đây nhất, ngày 30/10, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường. Đề án còn tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

“Tham dự Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp 2017 tại hội trường của Học viện Ngân hàng hôm nay có một số thày cô giáo trong Ban giám hiệu các trường đại học nên tôi lưu ý thêm: Đề án 166 đặt mục tiêu đến năm 2020, 100% các trường đại học, học viện có ít nhất 02 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh – sinh viên được hỗ trợ từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm. Vì vậy việc phát động và triển khai các hoạt động khởi nghiệp trong trường đại học hết sức quan trọng” – ông Vinh nói.

Hoà chung tinh thần của năm Khởi nghiệp Quốc gia, năm 2017, ông Vinh cho biết, chương trình Khởi nghiệp tiếp tục đến với nhiều tỉnh, thành, những vùng sâu – vùng xa thông qua các trường đại học đóng trên địa bàn hoặc Tỉnh Đoàn.

Cũng giống như năm 2016, năm nay Ban Tổ chức vẫn tiếp tục thay đổi căn bản việc tiếp nhận bài dự thi – đó là không nhận các dự án nộp đơn lẻ, chỉ tiếp nhận các bài dự thi đạt giải hoặc lọt vào Top 10 của cuộc thi ở các trường, cụm trường và khu vực. Ban tổ chức đã lựa chọn và 15 đơn vị thuộc mạng lưới khởi nghiệp tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp cấp cụm trường, khu vực. Các cuộc thi ở các trường, khu vực đã sàng lọc và giúp Ban Tổ chức chọn ra những dự án có ý tưởng tốt, có tính khả thi khi triển khai thực tiễn. Điều đáng lưu ý là Cuộc thi Khởi nghiệp 2017 tiếp tục trở thành cuộc đua và cạnh tranh khốc liệt giữa các khối trường kinh tế, và nông – lâm nghiệp trên toàn quốc.

Ông Vinh cho biết “Năm nay, Ban tổ chức tiếp tục mời các giảng viên uy tín, các doanh nhân nổi tiếng tham gia vào Hội đồng Cố vấn để tư vấn, huấn luyện cho các dự án lọt vào top 15; tham gia Hội đồng Giám khảo và Hội đồng Thẩm định dự án nhằm có thể chọn ra những dự án xuất sắc nhất, có tính thực tiễn cao để hỗ trợ chào đầu tư, tiến tới thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp. Sau 2 vòng chấm chéo, với lòng nhiệt tình, khách quan và trách nhiệm, Hội đồng Giám khảo đã lựa chọn ra được 6 dự án tốt nhất, có số điểm cao nhất tham gia vào vòng thi chung kết ngày hôm nay”.
Phát biểu chào mừng, PGS.TS Lê Văn Luyện – Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cho biết, hiện nay, khởi nghiệp đã và đang là làn sóng phát triển khắp đất nước, đặc biệt đối với thanh niên. Tinh thần “Chính phủ kiến tạo, nhân dân khởi nghiệp” do Chính phủ phát động đã có sự lan toả tích cực từ các Bộ ngành địa phương, đặc biệt là thu hút sinh viên các trường. Thông qua đó, làn sóng khởi nghiệp đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, có hàng nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp được hình thành.

Hướng ứng tinh thần hệ sinh thái khởi nghiệp, trường Học viện Ngân hàng đã triển khai nhiều hoạt động, câu lạc bộ hướng nghiệp, các toạ đàm, hội thảo khoa học về khởi nghiệp… gắn quá trình đào tạo lý thuyết với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó nhiều kế hoạch, dự án khởi ngiệp đã được hình thành và giàu khả thi như dự án Gửi tiền tiết kiệm tại nhà, dự án Vivu.vn, dự án Xưởng cam….Hướng ứng tinh thần hệ sinh thái khởi nghiệp, trường Học viện Ngân hàng đã triển khai nhiều hoạt động, câu lạc bộ hướng nghiệp, các toạ đàm, hội thảo khoa học về khởi nghiệp… gắn quá trình đào tạo lý thuyết với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó nhiều kế hoạch, dự án khởi ngiệp đã được hình thành và giàu khả thi như dự án Gửi tiền tiết kiệm tại nhà, dự án Vivu.vn, dự án Xưởng cam….

PGS.TS Lê Văn Luyện – Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng

“Học viện Ngân hàng đã cùng với đoàn sinh viên và hội sinh viên tham gia cuộc thi khởi nghiệp quốc gia với nhiều kết quả đáng vinh dự. Đặc biệt năm nay, học viện ngân hàng được đăng cai là đơn vị tổ chức chương trình Chung kết khởi nghiệp quốc gia 2017. Đây là cơ hội để các bạn sinh viên hình thành các ý tưởnh khởi nghiệp và hiện thực hoá các dự án khởi nghiệp”.  – ông Luyện nói.

Bà Võ Thị Phương Lan – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vận tải ASL, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam Công bố quy chế thẩm định dự án.

Thuyết trình đầu tiên là Dự án Thiết bị giao tiếp thông minh MultiGlass của Công ty Cổ phần VP9 Việt Nam.

Đại diện của mỗi dự án bốc thăm thứ tự bảo vệ trong buổi Chung kết.

Dòng sản phẩm kính thông minh MultiGlass giúp người khuyết tật có thể sử dụng máy vi tính bằng đầu và mắt dễ dàng, cải thiện kĩ năng sử dụng máy tính, từ đó góp phần tăng cơ hội việc làm cho người khuyết tật.Dòng sản phẩm kính thông minh MultiGlass giúp người khuyết tật có thể sử dụng máy vi tính bằng đầu và mắt dễ dàng, cải thiện kĩ năng sử dụng máy tính, từ đó góp phần tăng cơ hội việc làm cho người khuyết tật.

Đại diện Dự án Thiết bị giao tiếp thông minh MultiGlass của Công ty Cổ phần VP9 Việt Nam thuyết trình.

Thị trường rộng lớn hơn mà MultiGlass hướng đến là thị phần những lái xe ở Việt Nam, với tính năng chống buồn ngủ cho các tài xế khi tham gia giao thông.
Hiện, nhóm đưa ra 3 phiên bản với mức giá bán chỉ từ 700.000 – 1.150.000 đồng. Hiện nay trên thị trường Việt Nam là không có đối thủ. Đối với thị trường quốc tế, sản phẩm này đã có nhưng giá rất đắt hơn với thị trường Việt Nam.
Vê nhân sự, dự án có 4 người nhưng có tới 3 thành viên hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật.
Kế hoach thực hiện: Với dòng sản phẩm phiên bản 1, 2 thì sẽ thực hiện chiến lược B2B và B2C. Kế hoạch bán hàng online ra nước ngoài.

Sau khi nghe phần thuyết trình, bà Võ Thị Phương Lan – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vận tải ASL, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam nhận định sản phẩm kính cho tài xế là rất tốt.Sau khi nghe phần thuyết trình, bà Võ Thị Phương Lan – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vận tải ASL, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam nhận định sản phẩm kính cho tài xế là rất tốt.

Bà Võ Thị Phương Lan – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vận tải ASL, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam.

Tuy nhiên, bà Lan còn băn khoăn việc bài toán doanh thu chưa được chính xác và chi phí nhân sự 12 người, không có nhân viên kinh doanh, nhưng chiến lược sử dụng là B2C và B2B thì ai là người đi bán và hoa hồng như thế nào? Bà Lan cho rằng cần có sự chi tiết và rõ ràng trong chi phí quỹ lương.

Đại diện dự án cho biết đã có điều chỉnh 1000 sản phẩm phiên bản 1 và 500 sản phẩm phiên bản 2 và 500 sản phẩm phiên bản 3.
Về vấn đề lương trung bình cho 12 nhân sự mức 3.500 nghìn đồng có thể là không phù hợp, đại diện dự án cho biết quỹ lương sẽ sử dụng cho nhân viên sale partime, chi phí marketing cũng sẽ được giảm tối thiểu.

Ông Đàm Quang Thắng – Giám đốc Công ty TNHH Agricare Vietnam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp đặt câu hỏi: Từ khi ra đời sản phẩm đến nay bán được bao nhiêu sản phẩm? Cùng lúc đưa ra 3 phiên bản thì có phải quá sức với các bạn hay không khi nguồn lực còn hạn chế?

Đại diện dự án trả lời: Từ khi bắt đầu dự án từ năm 2015 đã phân phối được 300 sản phẩm. Nguyên nhân là do định hướng DN chưa đúng. Từ 2015 định hướng là doanh nghiệp xã hội, phân khúc thị trường và khách hàng và không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Từ đầu năm 2017 thì định hướng là DN công nghệ. Sắp tới sẽ có chiến lược cụ thể hơn để phát triển sản phẩm như đã trình bày ở trên.

Thầy Nguyễn Văn Mỹ – Giảng viên Chương trình CEFE Việt Nam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp nhìn nhận đây là dự án tuyệt vời, nhân văn. Tuy nhiên, ông Mỹ cho rằng dự án bắt đầu được 3 năm rồi mà chỉ bán được 300 sản phẩm là quá ít. Cơ cấu nhân sự là chưa rõ ràng, động lực để nhân viên làm việc thì lương lại rất thấp. Bộ máy như vậy khi làm doanh nghiệp sẽ rất khó khăn? Vậy có những biện pháp gì để giải quyết khó khăn này?
Đại diện dự án trả lời: Nhóm đã nhận ra được hạn chế của mình. Và trong chiến lược năm 2017 đã có định hướng mới hơn và hy vọng thời gian tới sẽ tốt hơn.

Ông Nguyễn Tự Hồng Quân – Giám đốc Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp.

Ông Nguyễn Tự Hồng Quân – Giám đốc Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp đặt câu hỏi: Giá thành 600.000 đồng cho việc sản xuất kính với công nghệ nhận diện Iris có khả thi? Bởi hiện chỉ có Samsung và các đơn vị hàng không mới ứng dụng được công nghệ này?Ông Nguyễn Tự Hồng Quân – Giám đốc Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp đặt câu hỏi: Giá thành 600.000 đồng cho việc sản xuất kính với công nghệ nhận diện Iris có khả thi? Bởi hiện chỉ có Samsung và các đơn vị hàng không mới ứng dụng được công nghệ này?

Đại diện dự án cho biết có nhận được sự hỗ trợ của một số viện nghiên cứu và chi phí sản xuất sẽ giảm khi được sản xuất số lượng lớn.

Thuyết trình thứ hai là Dự án Dịch vụ Kết nối Homestay Belocals của Trường Đại học Kinh tế Luật – TP HCM. 

Đại diện Dự án Dịch vụ Kết nối Homestay Belocals của Trường Đại học Kinh tế Luật – TP HCM thuyết trình.

Đây là dự án xây dựng và phát triển hệ thống homestay uy tín, chất lượng cùng các hoạt động trải nghiệm văn hóa đặc sắc tại địa phương. Thông qua đó, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam sẽ được giới thiệu và quảng bá một cách chân thực nhất, góp phần khẳng định thương hiệu du lịch Việt trong lòng du khách. Với mức tổng đầu tư hơn 1 tỷ đồng, điểm hoà vốn bắt đầu từ năm thứ 3.Đây là dự án xây dựng và phát triển hệ thống homestay uy tín, chất lượng cùng các hoạt động trải nghiệm văn hóa đặc sắc tại địa phương. Thông qua đó, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam sẽ được giới thiệu và quảng bá một cách chân thực nhất, góp phần khẳng định thương hiệu du lịch Việt trong lòng du khách. Với mức tổng đầu tư hơn 1 tỷ đồng, điểm hoà vốn bắt đầu từ năm thứ 3.

Sau phần thuyết trình, ông Nguyễn Tự Hồng Quân – Giám đốc Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp thắc mắc tên miền trang web chưa được chính xác, cần làm kỹ để tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư.

Ông Võ Văn Quang – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á (thứ hai từ trái sang).

Trong khi đó, ông Võ Văn Quang – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á nhận định dự án còn thiếu phần kiểm soát và xử lý rủi ro khi thực tế tham gia vào sử dụng dịch vụ dự án.

Thầy Nguyễn Văn Mỹ – Giảng viên Chương trình CEFE Việt Nam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp.

Đặc biệt, Thầy Nguyễn Văn Mỹ – Giảng viên Chương trình CEFE Việt Nam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp cho rằng đây không phải loại hình mới và chưa có mô hình hoạt động doanh nghiệp rõ ràng, để đạt được mục tiêu doanh thu lớn, tốc độ tới mức “chóng mặt”.TS. Ngô Thu Hà – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần SHB nhận định đây là xu hướng cần phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên chưa thấy cách thức để kết nối các chủ nhà và kế hoạch kết nối ra sao? Có lẽ cần tính toán lại các bước đi để mở rộng các chủ nhà với việc cụ thể hơn về hệ thống nhân sự.TS. Ngô Thu Hà – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần SHB nhận định đây là xu hướng cần phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên chưa thấy cách thức để kết nối các chủ nhà và kế hoạch kết nối ra sao? Có lẽ cần tính toán lại các bước đi để mở rộng các chủ nhà với việc cụ thể hơn về hệ thống nhân sự.

TS. Ngô Thu Hà – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần SHB.

Đại diện dự án cho biết ngay từ ban đầu khi lựa chọn đối tác là các homestay dự án đã kiểm soát chặt chất lượng, để giảm thiểu yếu tố rủi ro, có chip định vị khi du khách dùng thẻ sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó có sử dụng bảo hiểm du lịch cho du khách.
Về vấn đề chi phí ban đầu lớn vì phải tạo lập hệ thống 10 homestay ban đầu, do đó năm đầu lỗ. những năm tiếp theo dự án sẽ thu lãi từ việc nhân rộng các mô hình này để đạt mức lợi nhuận 9 triệu sau thuế, năm 3 tăng 55 lần lên mức 550 triệu.
Về vấn đề kết nối với các chủ nhà, đại diện dự án cho biết có thể sử dụng dữ liệu từ việc đăng ký kinh doanh homestay tại các địa phương.

Thuyết trình thứ ba là Dự án Công ty tổ chức sự kiện và cung ứng nhân sự từ nguồn nhân lực sinh viên, cán bộ Đoàn – Hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – của trường Đại học Lạc Hồng.

Đại diện Dự án Công ty tổ chức sự kiện và cung ứng nhân sự từ nguồn nhân lực sinh viên, cán bộ Đoàn – Hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – của trường Đại học Lạc Hồng thuyết trình.

Đại diện dự án cho biết dự án nhằm phục vụ nhu cầu lớn của Đồng Nai và các tỉnh thành trong cả nước, phát huy nguồn lực từ sinh viên, cán bộ Đoàn – Hội, Công ty TNHH Sự kiện Nhân sự Biên Hòa đã được xây dựng. Đại diện dự án cho biết dự án nhằm phục vụ nhu cầu lớn của Đồng Nai và các tỉnh thành trong cả nước, phát huy nguồn lực từ sinh viên, cán bộ Đoàn – Hội, Công ty TNHH Sự kiện Nhân sự Biên Hòa đã được xây dựng.

Trong dự án này công ty cung cấp các dịch vụ và giải pháp về tổ chức Sự kiện, Teambuilding và Cung ứng nhân sự sự kiện. Thực tiễn đã chứng minh dự án mang tính khả thi cao và đang tiếp tục phát triển tốt.

Dự án tạo ra môi trường trải nghiệm cho các bạn đoàn viên, thanh niên, sinh viên và sử dụng được nguồn lực to lớn này. Các hoạt động teambuiding đã đưa các giá trị văn hoá vào hoạt động doanh nghiệp.

Dự án tận dụng được tiềm năng của thị trường DN ở Đồng Nai gồm có 38 ngàn DN và thị trường to lớn lân cận là TP HCM. Theo khảo sát của công ty, có 20% khách hàng đã tái tham gia lại dịch vụ sản phẩm của Công ty.
Dự án cũng đã đưa ra lộ trình phát triển cả nhân sự, quy mô vốn, quy mô dự án từ năm 2018 đến năm 2025.

Sau phần thuyết trình, bà Võ Thị Phương Lan – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vận tải ASL, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam đặt câu hỏi: Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có rất nhiều công ty tổ chức sự kiện. Vậy dự án có điểm khác biệt gì về sản phẩm?

Đại diện dự án cho biết, nhu cầu tổ chức sự kiện rất là lớn và thị trường Đồng Nai cũng khá lớn. Tuy nhiên, dự án vẫn can đảm  thực hiện với những lý do sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp khác họ có trang thiết bị cồng kềnh đắt tiền nhưng dễ bị xuống cấp và sẽ không có sự chuyển đổi linh hoạt theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Thứ hai, sử dụng nguồn nhân lực sinh viên, cán bộ Đoàn Hội – đây là lực lượng có đào tạo bài bản. tạo nên nguồn nhân sự vững chắc cho công ty.

Thứ ba, hội đồng cố vấn là doanh nhân, các thầy cô ở trường sẵn sàng hỗ trợ chương trình, đó không chỉ là trò chơi mà còn là những giá trị hoạt động văn hoá có ý nghĩa, nhân văn.

Thứ tư, được sự bảo trợ của nhiều tổ chức ở Đồng Nai và niềm tin khách hàng rất lớn.

Ông Đàm Quang Thắng – Giám đốc Công ty TNHH Agricare Vietnam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp.

Ông Đàm Quang Thắng – Giám đốc Công ty TNHH Agricare Vietnam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp đặt câu hỏi: Tại sao các bạn lại chọn 3 sản phẩm dịch vụ này và có liên quan gì tới nhau. Khi các bạn sử dụng sinh viên thì chưa chắc đã là bền vững?Ông Đàm Quang Thắng – Giám đốc Công ty TNHH Agricare Vietnam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp đặt câu hỏi: Tại sao các bạn lại chọn 3 sản phẩm dịch vụ này và có liên quan gì tới nhau. Khi các bạn sử dụng sinh viên thì chưa chắc đã là bền vững?

Đại diện dự án cho biết, 3 sản phẩm là gói sản phẩm phổ biến trên thị trường. Sở dĩ chúng tôi sử dụng thêm sản phẩm cung ứng nhân sự vì dự án đang sử dụng nguồn nhân lực rất lớn trong khi nguồn lực này đang khát ở Đồng Nai và TP HCM. Với tầm nhìn xa cung ứng nhân sự sẽ là một sản phẩm chủ đạo của công ty.

Ông Trần Đình Cường – Tổng Giám đốc Công ty Ernst & Young Việt Nam cho rằng cần làm rõ cơ sở nào để định giá doanh nghiệp là 1,2 tỷ đồng.

Đại diện dự án cho biết, hiện tại công ty đang cung ứng nhân sự liên quan tới tổ chức sự kiện. Tuy nhiên đến năm 2025 cung ứng theo nhu cầu của thị trường, kết nối với DN đào tạo nhân sự để cung cấp nguồn nhân lực tốt hơn.

Về định giá doanh nghiệp, sau 4 tháng đã tham gia và tín hiệu thị trường đã cho biết đã được chấp nhận khi có tới 20% số doanh nghiệp đã tái sử dụng lại các dịch vụ của công ty.

Ông Trần Đình Cường – Tổng Giám đốc Công ty Ernst & Young Việt Nam

Thầy Nguyễn Văn Mỹ – Giảng viên Chương trình CEFE Việt Nam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp cho rằng nhóm thuyết trình hết sức tự tin, đầu tư nhiệt huyết vào dự án. “Tôi có lời khuyên là các bạn nên dừng ở hai sản phẩm đầu (teambuilding và tổ chức sự kiện) và chưa nên tiếp tục tham gia vào sản phẩm cung cấp nhân sự”. – ông Mỹ nói.Thầy Nguyễn Văn Mỹ – Giảng viên Chương trình CEFE Việt Nam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp cho rằng nhóm thuyết trình hết sức tự tin, đầu tư nhiệt huyết vào dự án. “Tôi có lời khuyên là các bạn nên dừng ở hai sản phẩm đầu (teambuilding và tổ chức sự kiện) và chưa nên tiếp tục tham gia vào sản phẩm cung cấp nhân sự”. – ông Mỹ nói.
Thuyết trình thứ tư là Dự án Nuôi trồng Nấm rơm trên phụ phẩm Nông nghiệp – Đại học Nông lâm TP HCM.

Đại diện Dự án Nuôi trồng Nấm rơm trên phụ phẩm Nông nghiệp – Đại học Nông lâm TP HCM thuyết trình.

NaroFood là dự án nuôi trồng nấm rơm trên phụ phẩm nông nghiệp. Các phế phẩm bỏ đi như rơm rạ và lục bình sẽ được phối trộn thành giá thể để trồng nấm sạch đảm bảo không sử dụng hóa chất, tốt cho sức khỏe người dùng.NaroFood là dự án nuôi trồng nấm rơm trên phụ phẩm nông nghiệp. Các phế phẩm bỏ đi như rơm rạ và lục bình sẽ được phối trộn thành giá thể để trồng nấm sạch đảm bảo không sử dụng hóa chất, tốt cho sức khỏe người dùng.

Ngoài sản phẩm nấm rơm tươi, NaroFood còn cung cấp sản phẩm nấm rơm sấy ăn liền và phân hữu cơ được sản xuất từ giá thể sau khi trồng nấm. NaroFood góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Tổng vốn đầu tư 1,4 tỷ đồng. Dự án sản xuất sản phẩm theo quy trình VietGap, định giá sản phẩm từ 60.000-150.000 đồng/kg tuỳ loại.

Sau phần thuyết trình, ông Đàm Quang Thắng – Giám đốc Công ty TNHH Agricare Vietnam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp nhận định quy trình này doanh nghiệp cùng ngành nghề đều đang sử dụng, do đó ông Thắng băn khoăn về lợi thế cạnh tranh của dự án? Trả lời câu hỏi của ông Thắng, đại diện dự án cho biết đảm bảo quy trình sạch 100%, có đăng ký quy trình sản xuất và đảm bảo VietGap. Sản phẩm sẽ có mã vạch để khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm.

PGS.TS Lê Văn Luyện – Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng.

Có cùng quan điểm, PGS.TS Lê Văn Luyện – Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng và Thầy Nguyễn Văn Mỹ – Giảng viên Chương trình CEFE Việt Nam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp đều cho rằng việc sản xuất nấm đang phát triển tại nhiều địa phương, ngay cả các hộ gia đình cũng có thể tiến hành. “Vậy tại sao dự án không nghĩ tới việc chuyển giao công nghệ để phát triển mở rộng khắp cả nước”? ông Luyện đặt vấn đề. Trả lời câu hỏi của Ban giám khảo, đại diện dự án cho biết sẽ chuyển giao công nghệ và bao tiêu sản phẩm nấm để sấy.Có cùng quan điểm, PGS.TS Lê Văn Luyện – Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng và Thầy Nguyễn Văn Mỹ – Giảng viên Chương trình CEFE Việt Nam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp đều cho rằng việc sản xuất nấm đang phát triển tại nhiều địa phương, ngay cả các hộ gia đình cũng có thể tiến hành. “Vậy tại sao dự án không nghĩ tới việc chuyển giao công nghệ để phát triển mở rộng khắp cả nước”? ông Luyện đặt vấn đề. Trả lời câu hỏi của Ban giám khảo, đại diện dự án cho biết sẽ chuyển giao công nghệ và bao tiêu sản phẩm nấm để sấy.

Thuyết trình thứ năm là Dự án Trang trại Gà H’Mong B&C của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Đại diện Dự án Trang trại Gà H’Mong B&C của Học viện Nông nghiệp Việt Nam thuyết trình.

Mục đích của dự án hướng đến là duy trì và bản tồn giống gà H’mông nội địa của Việt Nam, phát triển mô hình sản xuất và xây dựng thương hiệu cho giống gà này. Dựa vào những góp ý của các chuyên gia Khởi nghiệp và hỗ trợ kỹ thuật – công nghệ từ Học viện Nông nghiệp, nhóm dự án đang triển khai mô hình tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và sẽ cho lứa gà khởi nghiệp đầu tiên vào đầu năm 2018.Mục đích của dự án hướng đến là duy trì và bản tồn giống gà H’mông nội địa của Việt Nam, phát triển mô hình sản xuất và xây dựng thương hiệu cho giống gà này. Dựa vào những góp ý của các chuyên gia Khởi nghiệp và hỗ trợ kỹ thuật – công nghệ từ Học viện Nông nghiệp, nhóm dự án đang triển khai mô hình tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và sẽ cho lứa gà khởi nghiệp đầu tiên vào đầu năm 2018.

Slogan của nhóm “ Đam mê khởi nghiệp – quyết chí thành công”.

Thị trường khách hàng: Yên Bái. Đối thủ cạnh tranh là ba trang trại Hạt Thóc Vàng, Vàng Thành Công và Tiến Minh.

Giá gà bán rất cạnh tranh trên thị trường: 180.000 – 200.000 VND/kg. Ba dòng sản phẩm: gà giống, gà thương phẩm và trứng.

Sau phần thuyết trình, thầy Nguyễn Văn Mỹ – Giảng viên Chương trình CEFE Việt Nam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp cho rằng dự án có ý tưởng không mới nhưng ông đánh giá cao ở việc các bạn đã có ý thức bảo tồn gen một giống gà ở phía Bắc. “Vậy đâu là điểm khác biệt để đồng thời thực hiện được kinh doanh hiệu quả và bảo tồn được giống gà này? Hiệu quả đầu tư như thế nào? Và nếu tôi bỏ vốn 1 đồng vốn đầu tư trên tổng vốn đầu tư thì tôi sẽ được bao nhiêu? Tôi rất mong muốn được đầu tư cho dự án này”. – thầy Mỹ đặt câu hỏi.

Đại diện dự án cho biết, giống gà H’mông đang dần mất trên thị trường và chính điều này khiến nhóm thực hiện dự án này. Điểm khác biệt là nhóm sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo có thể đạt tỷ lệ cao hơn so với các hộ nông dân nuôi trồng. “Nếu thầy đầu tư 1 đồng thì tỷ lệ lợi tức là 33%/năm”. – đại diện dự án khẳng định.

Ông Đàm Quang Thắng – Giám đốc Công ty TNHH Agricare Vietnam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp đặt câu hỏi: Cách tiếp cận hiệu quả nhất để thị trường chấp nhận sản phẩm của các bạn?

Đại diện dự án cho biết, trước khi đưa dự án ra thị trường, nhóm đã thực hiện khảo sát và khá nhiều khách hàng đồng tình sẵn sàng mua với sản phẩm từ 180.000 VND/kg. Thêm nữa, nhóm cũng có chiến lược giảm giá để đưa được sản phẩm tới gần người dân hơn, thậm chí kỳ vọng sẽ đưa ra được thị trường nước ngoài.
Bà Võ Thị Phương Lan – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vận tải ASL, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam đặt câu hỏi: Bao nhiêu nhân sự tham gia vào khi mà triển khai dự án? Lương chi trả cho ba nhân sự chính là bao nhiêu? “Về tài chính trong dự án thì các bạn nên cân nhắc và xem xét thận trọng”. – bà Lan nhấn mạnh.
Đại diện dự án cho biết, hiện có 3 nhân sự và tuỳ vào chiến lược dự án, chia lương theo số lượng bán hàng.

Trước câu hỏi về chất lượng con gà, khi nuôi nhốt như thế thì thức ăn của gà là như thế nào của TS. Võ Văn Quang – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á, đại diện nhóm cho biết, ngoài thức ăn là giun thì còn có các loại nông sản ở địa phương. Bên cạnh việc thức ăn thì còn là vấn đề chăm sóc, thời gian cho ăn để đảm bảo chất lượng tốt nhất.Trước câu hỏi về chất lượng con gà, khi nuôi nhốt như thế thì thức ăn của gà là như thế nào của TS. Võ Văn Quang – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á, đại diện nhóm cho biết, ngoài thức ăn là giun thì còn có các loại nông sản ở địa phương. Bên cạnh việc thức ăn thì còn là vấn đề chăm sóc, thời gian cho ăn để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Thuyết trình cuối cùng là Dự án Sản xuất và kinh doanh nấm ăn cao cấp Hoàng Đế và Giá thể trồng rau sạch – Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

TS. Võ Văn Quang – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á.

Dự án sản xuất và kinh doanh nấm ăn cao cấp Hoàng đế là dự án đưa loại nấm cao cấp được dùng phổ biến trên thế giới về Việt Nam. Đây là dự án nông nghiệp hữu cơ nhằm cung cấp nấm Hoàng đế sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Nấm có nhiều công dụng đặc biệt là: chống oxy hoá, huyết áp cao, đái tháo đường, ngăn cản tế bào ung thư bàng quang, ung thư vú, tuyến tiền liệt. Dự án đã nghiên cứu, nhân giống và nuôi trồng thành công nấm Hoàng đế đế tại Đại học Lâm Nghiệp, sử dụng mùn cưa keo làm giá thể nuôi trồng. Dự án sẽ đem lại sản phẩm sạch giàu dinh dưỡng, tăng thu nhập cho nông dân, thân thiện với môi trường.Dự án sản xuất và kinh doanh nấm ăn cao cấp Hoàng đế là dự án đưa loại nấm cao cấp được dùng phổ biến trên thế giới về Việt Nam. Đây là dự án nông nghiệp hữu cơ nhằm cung cấp nấm Hoàng đế sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Nấm có nhiều công dụng đặc biệt là: chống oxy hoá, huyết áp cao, đái tháo đường, ngăn cản tế bào ung thư bàng quang, ung thư vú, tuyến tiền liệt. Dự án đã nghiên cứu, nhân giống và nuôi trồng thành công nấm Hoàng đế đế tại Đại học Lâm Nghiệp, sử dụng mùn cưa keo làm giá thể nuôi trồng. Dự án sẽ đem lại sản phẩm sạch giàu dinh dưỡng, tăng thu nhập cho nông dân, thân thiện với môi trường.
Dự án đến từ nhóm tác giả trường Đại học Lâm nghiệp VN có tổng vốn 1,3 tỷ đồng, vốn vay hơn 400 triệu đồng. Dự án tự tạo thể nấm và trồng, chăm sóc theo quy trình VietGap. Quy trình thu hoạch và chế biến đảm bảo ATVSTP.
Sau phần thuyết trình, ông Đàm Quang Thắng – Giám đốc Công ty TNHH Agricare Vietnam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp băn khoăn nhu cầu thị trường về sản phẩm nấm hoàng đế? Và lý do dự án lựa chọn hình thức đi từ nuôi cấy đến tiêu thụ sản phẩm ngay từ khi bắt đầu? Bởi theo ông Thắng, đây là chia lẻ nguồn lực của doanh nghiệp, thế mạnh của các thành viên dự án là chuyên môn nuôi cấy tạo giống. Trong khi đó, thầy Nguyễn Văn Mỹ – Giảng viên Chương trình CEFE Việt Nam, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp bày tỏ băn khoăn về việc đối thủ cạnh tranh trực tiếp của dự án có sự khác biệt như thế nào với quy trình của dự án hiện tại? Đồng thời góp ý nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Đại diện dự án cho biết đã nghiên cứu thị trường, với sản phẩm đã nghiên cứ thành công quy trình và đã có thành phẩm quy mô nhỏ. Về nâng cao tính thẩm mỹ cho sản phẩm, đại diện dự án cho biết đang đặt khuôn để tạo ra sản phẩm có hình thù tự nhiên.

Hội đồng Thẩm định lên sân khấu nhận lời cảm ơn từ Ban Tổ chức.

Bà Võ Thị Phương Lan – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vận tải ASL, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam cho biết, giá sản xuất sản phẩm nấm 65.000 đồng/kg- giá bán 160.000 đồng/kg là mức giá tốt. Tuy nhiên, theo bà Lan cách tính doanh thu, tài sản của dự án là chưa hợp lý. Đại diện dự án cho biết đã chỉnh sửa dự án, doanh thu chủ yếu 80% sẽ thu về từ sản phẩm nấm tươi. Bên cạnh đó còn có sản phẩm tận thu là sản phẩm giá thể.

Hằng Phương, Hiền Ngọc, Quốc Tuấn, Song Thành