Báo Tây nói về rào cản khi khởi nghiệp của doanh nhân Việt

bao-tay-noi-ve-605x360

Dường như Việt Nam đã tiếp nhận khái niệm khởi nghiệp với sự phấn khích cao nhất mà bạn có thể kỳ vọng ở đất nước này. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn trăn trở với khái niệm khởi nghiệp trong thế kỷ 21.


Chấp hành mọi chỉ đạo của cấp trên, tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ và sự khan hiếm vốn là những yếu tố cản trở quá trình đưa ý tưởng kinh doanh ra thị trường, Forbes nhận định.

Dường như Việt Nam đã tiếp nhận khái niệm khởi nghiệp với sự phấn khích cao nhất mà bạn có thể kỳ vọng ở đất nước này. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn trăn trở với khái niệm khởi nghiệp trong thế kỷ 21.

Trong quá khứ, khởi nghiệp là mua một xe đẩy và sản xuất những chiếc bánh mỳ kẹp thịt để bán trên vỉa hè. Nhưng môi trường khởi nghiệp ngày nay đã khác xưa rất nhiều. Thay đổi tư duy để thích nghi với thời đại đặt doanh nhân tiềm năng trước cả những cơ hội lẫn thách thức.

Các nhà hoạch định chính sách, trường đại học và tổ chức đang bắt đầu nhận thấy phong trào khởi nghiệp là động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế tương lai của đất nước.

Một trong những tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ người muốn khởi nghiệp là Hatch!. Trong vòng 3 năm từ khi ra đời, họ tiến hành hàng loạt hoạt động liên quan tới hệ sinh thái khởi nghiệp – bao gồm chương trình hướng dẫn người có ý tưởng khởi nghiệp, không gian làm việc chung và Hatch! Fair – triển lãm và hội nghị khởi nghiệp để chia sẻ kiến thức và kết nối các doanh nghiệp mới với nhà đầu tư và giới truyền thông, Forbes cho biết.

Aaron Everhart, công dân Mỹ ở thành phố San Francisco, là một trong những người sáng lập Hatch!. Lớn lên trong một gia đình có truyền thống doanh nhân, Everhart chứng kiến phong trào khởi nghiệp khi anh sống ở khu vực vịnh San Francisco trong thời kỳ bong bóng công nghệ hồi thập niên 90.

Đây là cách thức khởi nghiệp ở Mỹ trong thập niên 90. Bạn viết một kế hoạch kinh doanh, mặc áo vest, thuê một chiếc Limousine và gặp các chủ ngân hàng”, Everhart kể.

Hiện tại anh thấy vài điểm tương tự với tâm lý hiện nay ở Việt Nam. “Dường như chúng ta cùng trải qua môi trường khởi nghiệp giống nhau. Tôi cảm thấy sự quan tâm cao độ, thực sự mãnh liệt đối với phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Mọi người đều nói về nó”, anh nói.

Những trở ngại đối với phong trào khởi nghiệp

Một trong những khó khăn trong văn hóa khởi nghiệp ở Việt Nam xuất phát từ hệ thống tín ngưỡng Khổng Giáo. Thực tế đó có nghĩa là người Việt thường không phản đối ý kiến của người có chức vụ hay địa vị xã hội cao hơn, đồng thời có xu hướng bắt chước những mô hình đã được thử nghiệm và kiểm chứng.

Những người sáng lập công ty mới thường không cởi mở và do dự khi chia sẻ ý tưởng. Khi họp để vạch ý tưởng, họ thường không thách thức ý kiến của người khác.

Một vấn đề nữa là mọi người coi cấp trên luôn đúng. Giám đốc điều hành công ty khởi nghiệp quản lý những người chỉ biết vâng lời và đó là vấn đề lớn”, Everhart nhận định.

Tôn trọng bản quyền sở hữu trí tuệ cũng là một thách thức ở Việt Nam. Everhart cho rằng, giống như nhiều nước châu Á khác, tình trạng sao chép những ý tưởng, sản phẩm ở Việt Nam vẫn diễn ra hàng ngày.

Ở California, văn hóa của chúng tôi không đánh giá cao việc sao chép, mà coi đó là yếu tố cản trở. Giải pháp để ngăn chặn nạn sao chép là giáo dục. Triển lãm Hatch! Fair tiếp theo sẽ tập trung vào các cuộc thảo luận mang tính giáo dục dành cho những người sáng tạo và nhà đầu tư để họ hiểu tại sao hành vi bắt chước thuần túy sẽ phản tác dụng. Chúng tôi cần mọi người hiểu tại sao bắt chước không tốt cho họ”, anh nói.

Một thách thức khác đối với người muốn khởi nghiệp ở Việt Nam là tiếp cận nguồn vốn. Ngoài cơ chế quản lý kinh doanh phức tạp, các tổ chức kinh tế cũ và mới cũng không kết nối với nhau. Tình trạng ấy có thể khiến việc tiếp cận nhà đầu tư trong giai đoạn đầu trở nên khó khăn.

“Không hệ thống đầu tư cá nhân nào tồn tại để cung cấp vốn hạt giống (khoản tiền dưới 100.000 USD) trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp. Nếu muốn huy động vốn bên ngoài gia đình, bạn không còn chỗ nào để nhờ cậy. Bạn không thể vay vốn ngân hàng, còn những tổ chức đầu tư vốn mạo hiểm và những nhà đầu tư cá nhân không muốn những thương vụ nhỏ như thế”, Everhart lập luận.

Năm ngoái Hatch! và một số công ty tổ chức một số hội thảo và các diễn đàn khác để cung cấp kiến thức cho những người có tiềm năng trở thành nhà đầu tư, đồng thời tận dụng những mạng lưới của các nhà đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên, Everhart vẫn lạc quan về khả năng những doanh nhân tiềm năng mà anh hướng dẫn sẽ tìm được nguồn hỗ trợ cần thiết mà họ cần để đưa ý tưởng ra thị trường.

Có lẽ Everhart cảm thấy lạc quan nhất về nguồn lực con người ở Việt Nam. “Các bạn có những thanh niên rất quyết tâm. Họ không sợ thay đổi, giống như một loài cây. Người đời giẫm lên loài cây hết lần này tới lần khác và chúng liên tục bật lên”, anh nói.

Hatch! Progam ra đời năm 2013 với 4 thành viên sáng lập là Phạm Quốc Đạt, Lê Viết Đạt, Vũ Anh Ngọc và Aaron Everhart. Đây là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động với tiêu chí đỡ đầu các dự án khởi nghiệp của giới trẻ Việt Nam. Tất cả các hoạt động của Hatch! đều miễn phí, theo Doanh nhân Sài Gòn. Mong muốn của cả nhóm là: “Không để rào cản tài chính cản trở sự phát triển của các dự án tiềm năng”.

Theo zing